Người xưa quan niệm 7 là con số linh nhất. Vì thế chỉ có 7 kỳ quan cổ đại, nếu có thêm kỳ quan nào nữa thì họ không xếp vào hàng kế tiếp. Theo thứ tự về mức độ kỳ vĩ, 7 kỳ quan được xếp như sau:
Khu lăng mộ Giza
Khu lăng mộ Ai Cập cổ đại này bao gồm các kim tự tháp. Kim tự tháp Khufu (cũng được gọi là Đại kim tự tháp hay Kim tự tháp Cheops, tọa độ 29°58′31.3″B, 31°07′52.7″Đ), kim tự tháp hơi nhỏ hơn - Kim tự tháp Khafre (hay Chephren tọa độ 29°58′42.6″B, 31°08′05.0″Đ) và kim tự tháp nhỏ nhất - Kim tự tháp Menkaure (hay Mykerinus tọa độ 29°58′19.8″B, 31°07′43.4″Đ), cùng với một số công trình vệ tinh nhỏ khác, được gọi là các kim tự tháp "nữ hoàng", các con đường và các thung lũng kim tự tháp, và đáng chú ý nhất là Đại Sphinx. Cùng với các lăng mộ hoàng gia đó là các ngôi mộ của các quan chức cao cấp cũng như công trình và lăng mộ khác đời sau này (từ thời Vương triều mới trở về sau) và các đền đài bày tỏ sự sùng kính tới những người được chôn cất tại đó.
Trong số ba kim tự tháp đó, chỉ kim tự tháp Khafre còn giữ được một phần lớp đá bóng ốp ngoài, ở trên đỉnh. Cần lưu ý rằng kim tự tháp này trông có vẻ lớn hơn kim tự tháp Khufu ở bên cạnh vì thế đất cao nơi nó được xây dựng, và góc nghiêng xây dựng lớn hơn – trên thực tế, nó nhỏ hơn cả về trọng lượng và khối lượng.
Giai đoạn xây dựng nhộn nhịp nhất ở đây diễn ra khoảng thế kỷ thứ 25 TCN.
Những di tích cổ còn lại của khu lăng mộ Giza đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ thời cổ đại, khi các công trình thời Cổ vương quốc đó đã có hơn 2,000 năm tuổi. Nó đã trở nên nổi tiếng trong đại chúng từ thời Hy Lạp cổ đại khi Đại kim tự tháp được Antipater xứ Sidon liệt vào danh sách Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Ngày nay đây là Kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Phần lớn vì các hình ảnh ở thế kỷ 19, các kim tự tháp Giza được người nước ngoài cho là nằm ở một nơi xa xôi trong sa mạc, dù chúng hiện thuộc một trong những thành phố đông đúc nhất ở Châu Phi. [1] Vì thế, sự phát triển đô thị đã lan thẳng tới vành đai địa điểm cổ đại, tới mức trong thập niên 1990 một tiệm Pizza và một nhà hàng Gà rán Kentucky đã được mở cửa trên con đường dẫn tới đó. [2] [3]
Các địa điểm cổ đại tại vùng Memphis gồm các địa điểm tại Giza, cùng với các địa điểm tại Saqqara, Dahshur, Abu Ruwaysh, và Abusir, được tuyên bố chung là một Địa điểm di sản Thế giới năm 1979 [4].
Vườn treo Babylon
Theo những miêu tả, các vườn treo được xây dựng nên để cho bà vợ của Nebuchadnezzar là Amyitis khuây nỗi nhớ quê hương. Amyitis là con gái vua Cyaxares xứ Medes, đã cưới Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước. Quê hương bà là một vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, và bà coi vùng đất Lưỡng Hà (một vùng ở phía Tây Nam Châu Á) bằng phẳng bị mặt trời thiêu đốt là buồn chán. Nhà vua quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằng cách xây nên một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên mái nhà.
Vườn treo có thể không thực sự là "treo" theo nghĩa là nó được treo lên bằng các loại dây. Tên của nó bắt nguồn từ việc dịch không chính xác từ kremastos trong tiếng Hy Lạp hay từ pensilis trong tiếng La tinh, vốn không chỉ mang nghĩa là "treo” mà là "nhô ra ở trên," như trường hợp một sân thượng hay một ban công.
Nhà địa lý Hy Lạp Strabo, người đã miêu tả những vườn đó vào thế kỷ thứ nhất TCN đã viết: “Nó gồm những ban công xây hình vòm, cái nọ chồng trên cái kia, và tựa trên các cột hình khối. (Nó) Có những chỗ lõm vào và được đổ đất vào đó để trồng được những cây lớn. Các cột, vòm, và các sân thượng được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường.”
Vườn treo Babylon (cũng được gọi là Vườn treo Semiramis) và những bức tường của Babylon (Iraq hiện nay) từng được coi là một trong Bảy kỳ quan của thế giới. Chúng được cho là do vua Nebuchadnezzar II xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN .
Vườn treo được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng. Trên thực tế, không hề có bản ghi chép nào của người Babylon về sự tồn tại của những chiếc vườn như vậy. Một số (chi tiết) bằng chứng thu thập được khi khai quật cung điện tại Babylon thể hiện, nhưng không hoàn toàn chứng minh được nó giống những miêu tả. Một số trường phái tư tưởng qua nhiều thời kỳ có thể đã nhầm lẫn vị trí của nó với những vườn đã tồn tại ở Nineveh và việc phát hiện những phiến đá chứng minh cho sự tồn tại của nó đã được tìm ra. Những đoạn văn trên những phiến đá đó miêu tả khả năng sử dụng một thứ gì đó tương tự như một máy bơm kiểu đinh vít của Archimedes để đưa nước lên độ cao cần thiết.
Những cuộc khai quật gần đây tại thành phố Babylon cổ ở Iraq đã phát hiện ra móng của cung điện. Những thứ khác gồm Toà nhà hình vòm với những bức tường dày và một giếng nước tưới gần cung điện phía nam. Một nhóm các nhà khảo cổ đã khảo sát khu vực đó của cung điện phía nam và tái hiện lại Toà nhà hình vòm như là những Vườn treo. Tuy nhiên, nhà sử học Hy Lạp Strabo đã nói rõ rằng vườn nằm gần sông Euphrates. Vì thế những người khác cho rằng vị trí này quá xa Euphrates để ủng hộ giả thuyết đó vì Toà nhà hình vòm cách xa đó tới vài trăm mét. Họ tái hiện lại của cung điện và vị trí Vườn treo nằm trải dài từ sông tới Cung điện. Trên hai bờ sông, gần đây người ta đã tìm thấy nhiều bức tường dày 25m có thể từng là những bậc để tạo nên các sân thượng... những bức tường như được miêu tả trong các văn bản Hy Lạp.
Một phần lớn tàn tích đã bị hư hại trong chiến dịch lật đổ chế độ Iraq do Mỹ tiến hành. [1]
Tượng thần Zeus ở Olympia
Tượng thần Zeus ở Olympia (thường gọi là thần Dớt) là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Bức tượng do nhà điêu khắc cổ đại nổi tiếng là Phidias tiến hành (thế kỷ thứ 5TCN) khoảng năm 435 TCN tại Olympia, Hy Lạp.
Ngay từ thế kỷ thứ nhất TCN, nhà địa lý Strabo đã viết rằng "Dường như thần Zeus đang định đứng lên", "thần sẽ lật tung mái đền."[cần dẫn nguồn]
Bức tượng ngồi chiếm toàn bộ chiều rộng gian đền chứa tượng, cao 12 mét (40 feet), đặt trên đế làm bằng đá cẩm thạch cao 1m. Tượng thần Zeus được làm từ ngà voi (về mặt kỹ thuật, ngà voi được ngâm trong chất lỏng để làm mềm, và vì thế có thể chạm cũng như tạo hình theo nhu cầu) sau đó được phủ bằng các tấm vàng (vì thế gọi là ngà dát vàng) và ngồi trên một ngai gỗ tuyết tùng khảm ngà, vàng, và các loại đá quý rất lộng lẫy có chạm khắc những trận đấu điền kinh ở Olympia. Đầu thần Zeus trang điểm vòng hoa ôliu, thần có khuôn mặt hiền từ, đôi mắt màu hồng tinh anh, nhìn thẳng, lông mày và lông mi đen, mũi dọc dừa, chòm râu rậm, đôi môi dày cương nghị, với làn da được làm từ ngà voi; râu, tóc, áo choàng làm bằng vàng. Tay phải thần Zeus cầm một pho tượng Nike - vị thần chiến thắng - nhỏ, và trong tay trái là một cây vương trượng bằng kim loại có chú đại bàng đậu trên, tượng trưng cho quyền lực tối cao của vị vua trong các vị thần. Chân thần đi dép vàng đặt trên một chiếc bàn trang trí những con sư tử vàng, đặt lên một ghế lớn. Nửa trên của tượng được dát bằng ngà voi, vàng nhạt ngả về màu hồng phơn phớt, tạo cho thần Zeus một sức sống mãnh liệt. Nửa thân dưới của tượng phủ một "tấm vải" bằng vàng dát mỏng, có chạm trổ dưới thân áo những con vật, thân áo là những ngôi sao và những đoá hoa xinh xắn.[1] Những khách tham quan như vị tướng La Mã Aemilius Paulus, người đã giành chiến thắng trước Macedonia, cũng phải cung kính trước vẻ uy nghiêm thần thánh và sự tráng lệ của bức tượng thần mà Phidias đã tạo ra.[cần dẫn nguồn]
Nguyên nhân phá huỷ bức tượng vẫn là vấn đề còn tranh cãi: một số học giả cho rằng bức tượng cùng ngôi đền đã bị hư hỏng vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, những người khác cho rằng bức tượng đã được mang tới Constantinople, và bị phá huỷ ở đó trong vụ đại hoả hoạn Lauseion (Schobel 1965). Theo Lucian xứ Samosata vào cuối thế kỷ thứ hai, "họ đã đặt những bàn tay lên thân hình người tại Olympia, vị chúa Tối cao của tôi, và người đã không có năng lượng để đánh thức những chú chó hay gọi những người xung quanh; chắc chắn rằng nếu vậy họ đã tới để cứu giúp và bắt giữ những kẻ đó trước khi chúng kịp chuyển những đồ ăn cắp đi."[2]
Có lẽ khám phá lớn nhất về di tích còn sót lại của kỳ quan thế giới này diễn ra năm 1958 với cuộc khai quật khu xưởng nơi chế tạo bức tượng. Điều này khiến một số nhà sử học có thể tái tạo kỹ thuật đã được sử dụng trước kia
Đền Artemis
Đền Artemis là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m), rộng 180 feet (55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), bờ biển Êgiê (Aegean Sea).
Lăng mộ của Mausolus
Lăng mộ Maussollos, hay Lăng Halicarnassus là một lăng mộ được xây dựng giai đoạn 353 TCB–350 TCN tại Halicarnassus (Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay), dành cho Mausolus (Hy Lạp Μαύσωλος Maúsōlos), vị vương hầu một tỉnh thời Đế chế Ba Tư, và Artemisia, vợ và chị ông. Nó được hai kiến trúc sư Hy Lạp Satyrus và Pythius thiết kế. Công trình cao gần 45 mét (135 feet) và mỗi mặt đều được trang trí bởi một trong bốn nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp: Bryaxis, Leochares, Scopas và Timotheus. Khi hoàn thành công trình được coi là một thành công lớn về nghệ thuật tới mức Antipater đã coi nó là một trong bảy kỳ quan thế giới. Từ lăng (mausoleum) từ đó được sử dụng chung với nghĩa là một ngôi mộ lớn, dù nguyên nghĩa "Mausol–eum" là "để vinh danh Mausol".
Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes
Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là một bức tượng vĩ đại của thần Mặt Trời trên đảo Rhodes (Hy Lạp), do Chares xứ Lindos (một nhà điêu khắc Hy Lạp) dựng nên trong khoảng 292 TCN và 280 TCN. Nó khoảng cùng kích thước với Tượng thần tự do ở New York, dù được đặt trên một cái bệ thấp hơn. Bức tượng từng là một trong Bảy kỳ quan thế giới.
Hải đăng Alexandria
Hải đăng Alexandria là ngọn đèn biển được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập làm tín hiệu thông báo của cảng, và sau này là một ngọn hải đăng.
Chiều cao đèn biển được ước tính khá khác biệt từ 115 đến 135 mét (383 - 440 ft) nó là một trong những công trình nhân tạo cao nhất Trái đất trong nhiều thế kỷ và được các học giả cổ đại coi là một trong bảy kỳ quan thế giới.
Hải đăng ngừng hoạt động và bị phá huỷ nặng nề sau hai trận động đất trong thế kỷ 14; một số di vật của nó vẫn còn được các thợ lặn tìm thấy tại đáy biển Cảng phía đông Alexandria năm 1994. Những tàn tích khác đã được khám phá qua các bức ảnh vệ tinh.
Được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu, tháp có ba tầng: phần thấp hình vuông với một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác, và đỉnh hình tròn. Đỉnh của nó có đặt một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm. Những đồng tiền La Mã hiện còn do người Alexandrian chế tạo ra cho thấy mỗi bốn góc tường đều có đặt một bức tượng người cá. Thời La Mã, có một tượng Poseidon đứng trên đỉnh hải đăng.
Thiết kế các tháp thánh đường Hồi giáo trong nhiều thế kỷ trước kia đều học theo kiểu thiết kế hải đăng này, chứng minh tầm ảnh hưởng kiến trúc lớn của công trình.
Truyền thuyết cho rằng ánh sáng từ hải đăng đã được sử dụng để đốt cháy chiến thuyền địch trước khi chúng có thể cập bờ, tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra vì trình độ quang học và công nghệ khá thấp thời kỳ đó. Một truyền thuyết khá ấn tượng khác – và có lẽ xác thực hơn – là ánh sáng từ trên hải đăng có thể được nhìn thấy từ cự li 35 dặm (56 km) từ bờ biển.
Chữ Pharos (tên hòn đảo) sau này trở thành từ nguyên của từ 'đèn biển' trong nhiều ngôn ngữ ngữ hệ La Mã, như tiếng Pháp (phare), tiếng Italia (faro), tiếng Bồ Đào Nha (farol), tiếng Tây Ban Nha (faro) và tiếng Rumani (far).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét